Chị Mai đã mang thai tháng thứ 4 nhưng vẫn xuất hiện nốt sùi ở và sưng tấy là những dấu hiệu của bệnh sùi mào gà. Chị Mai chia sẻ, trước đây chị không hề lo lắng về các bệnh lây qua đường tình dục bởi vợ chồng rất chung thủy. Nhưng từ ngày làm ăn thua lỗ, chồng chị hay la cà với mấy người bạn, chuyện nhà cửa đã không yên, sinh hoạt vợ chồng cũng lục đục. Chị đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán là bệnh sùi mào gà.
Lúc mang thai được 2 tháng, chị đã đi đốt nốt sùi ở Bệnh viện Da liễu quốc gia. Giờ chị mang thai tháng thứ 4 nhưng vẫn thấy có nốt sùi và sưng tấy. "Em không biết có ảnh hưởng gì đến đứa trẻ không, mà bệnh có thể tái phát lại không, làm thế nào thì mới có thể chữa khỏi được", chị lo lắng hỏi.
Lo lắng của chị Mai cũng là nỗi lo của nhiều người khi phát hiện mắc bệnh hoa liễu lây truyền qua đường tình dục, trong đó sùi mào gà đặc biệt là bệnh sùi mào gà khi mang thai.
Bệnh sùi mào gà do virus HPV (Human PapillomaVirus) gây ra, hay gặp nhất ở những người sinh hoạt tình dục sớm, ân ái bằng các động tác thô bạo gây tổn thương cơ quan sinh dục, có nhiều bạn tình, mắc các bệnh lây qua đường tình dục khác, hút thuốc lá, dinh dưỡng kém, suy giảm miễn dịch. Bệnh lây truyền chủ yếu qua giao hợp.
Khi xâm nhập vào cơ thể qua tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc, virus khu trú ở tế bào cận đáy, ủ bệnh từ 1 đến 8 tháng, sau đó kích thích tăng sinh tế bào đáy dẫn đến sự hình thành những tổn thương ở biểu mô, hình dạng sùi lên như hoa súp lơ hay mào gà. Người có bộ phận sinh dục ẩm ướt, viêm âm hộ, âm đạo, suy giảm miễn dịch hoặc đi kèm bệnh hoa liễu khác dễ mắc hơn.
Dưới đây là những nguy hại khi phụ nữ mang thai mắc bệnh sùi mào gà mà chị Mai và mọi người cần biết:
Chảy máu khó cầm nguy hiểm đến tính mạng; phải mổ lấy thai; lây bệnh từ mẹ sang con trong khi sinh đẻ. Ngoài ra, người mẹ còn có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn. Vì vậy, cần tích cực điều trị trước khi sinh, vì bệnh này không chỉ dễ lây truyền từ mẹ sang con mà còn có thể đe dọa đến tính mạng của thai phụ.Nếu có nhiều nốt sùi ở âm đạo, cổ tử cung, âm hộ thì nguy cơ chảy máu nhiều khi sinh rất lớn, nên mổ lấy thai chứ không đẻ đường dưới. Dùng kháng sinh uống để chống bội nhiễm khi có chảy máu.
Tất cả phụ nữ bị sùi mào gà cần được làm xét nghiệm để sàng lọc ung thư cổ tử cung. Sau khi sinh, bệnh nhân phải được quản lý và theo dõi chặt chẽ bằng soi cổ tử cung, xét nghiệm tế bào âm đạo, cổ tử cung và khi cần thì sinh thiết để chẩn đoán.
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !