Dưới đây là 8 thắc mắc phổ biến của chị em về vấn đề kinh nguyệt.
1. Chảy máu nhiều trong suốt kì kinh nguyệt là bình thường?
Nếu lượng máu chảy nhiều liên tục trong suốt những ngày kinh nguyệt
thì không hề bình thường chút nào. Vì vậy, hãy đến bác sĩ phụ khoa để
được khám và làm các xét nghiệm liên quan đến nội tiết tố xem có bất
thường gì không. Nếu có, các bác sĩ sẽ cung cấp toa thuốc phù hợp cho
bạn.
2. Làm thế nào để giảm chuột rút không thể chịu đựng nổi trong suốt những ngày kinh nguyệt?
Tình trạng này được gọi là một trong những nguyên cơn đau bụng
kinh. Tuy nhiên, những cơn đau do chuột rút có thể nhầm lẫn với lạc nội
mạc tử cung. Vì vậy, bạn hãy đi siêu âm để xác định đúng nguyên nhân.
Nếu đúng do chuột rút thì để giảm cơn đau, bạn có thể dùng thuốc giảm
đau (theo chỉ định của bác sĩ).
3. Tại sao tôi thấy có một vài vết máu vào 3-4 ngày trước khi có kinh?
Nếu thấy hiện tượng này, bạn nên đến bác sĩ phụ khoa để khám vì rất
có thể đó là do xói mòn tử cung hoặc polyp ở tử cung. Hoặc cũng có thể
đó chỉ là sự mất cân bằng nội tiết tố.
4. Chu kỳ kinh nguyệt bất thường là vì sao?
Đôi khi kinh nguyệt không đều có liên quan đến sự căng thẳng. Nếu
tình trạng này kéo dài vài tháng thì rất có thể nguyên nhân lại là do
nội tiết tố chứ không chỉ có căng thẳng. Để biết chính xác, bạn cần đi
siêu âm và làm các xét nghiệm cần thiết.
5. Có kinh 2 lần/tháng thì có bình thường không?
Điều này có nghĩa là chu kì kinh nguyệt của bạn chỉ có 15 ngày và
điều này là hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu điều này liên tục xảy ra
thì tốt nhất bạn nên đi khám phụ khoa.
6. Có cách nào để làm giảm bớt các triệu chứng tiền kinh nguyệt?
Điều đầu tiên cần làm là thay đổi lối sống của bạn. Tránh uống trà,
cà phê và hút thuốc lá. Bạn cũng có thể bổ sung vitamin E để cảm thấy
tốt hơn. Tập yoga hoặc thiền cũng có thể có tác dụng giúp bạn thoát khỏi
các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Tránh căng thẳng cũng là việc bạn nên
làm.
7. Có cách nào để trì hoãn kinh nguyệt được không?
Câu trả lời là Có. Bạn có thể uống thuốc có chứa progesterone 4-5
ngày trước khi đến ngày có kinh và đến khi nào muốn có kinh thì ngưng
uống thuốc. Đây có thể là cách đơn giản nhất, nhưng để an toàn khi thực
hiện, bạn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
8. Dùng tampon cho ngày "đèn đỏ" có an toàn không?
Tampon an toàn và được dùng khá phổ biến. Tuy nhiên, tránh bơi lội khi dùng tampon vì nó có thể dẫn đến nhiễm trùng.
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !